
Chạy Facebook Ads cho ngành y tế không chỉ đơn giản là việc tạo ra những quảng cáo hấp dẫn mà còn đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách của nền tảng. Facebook rất chặt chẽ trong việc kiểm soát nội dung quảng cáo liên quan đến sức khỏe, đặc biệt là trong các lĩnh vực nhạy cảm như dược phẩm, y tế và chăm sóc sức khỏe.
Điều này giúp bảo vệ người dùng khỏi các thông tin sai lệch, phóng đại hoặc không được chứng nhận, đồng thời đảm bảo trải nghiệm quảng cáo tích cực cho cộng đồng. Cùng 1988s Media and Technology khám phá danh sách các từ bị cấm cũng như lỗi chạy Facebook Ads mà đa số “tay mơ” mắc phải nhé.

Chính sách quảng cáo Facebook là gì?
Là bộ quy định về nội dung và hình ảnh được phép xuất hiện trên nền tảng quảng cáo của mạng xã hội này. Chính sách giúp bảo vệ người dùng khỏi những quảng cáo sai lệch, gây hiểu nhầm, hoặc không phù hợp.
Trong lĩnh vực y tế, các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến sức khỏe bị kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo không ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng. Việc không hiểu rõ các chính sách này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp, làm gián đoạn chiến dịch chạy Facebook Ads, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả marketing và doanh thu Bởi vậy, việc trang bị kiến thức và hiểu rõ các quy định là điều vô cùng quan trọng.
Tại sao ngành y học cần “RẤT LƯU Ý” khi chạy Facebook Ads?
Trong lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, việc chạy Facebook Ads không chỉ đòi hỏi sự chính xác về nội dung mà còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định. Những quy định này không chỉ bảo vệ người tiêu dùng khỏi các thông tin sai lệch mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin và uy tín với khách hàng.
Tránh bị từ chối quảng cáo
Việc hiểu rõ các quy định và tránh sử dụng các từ ngữ, hình ảnh bị cấm sẽ giúp doanh nghiệp tránh được việc bị từ chối quảng cáo, giảm thiểu rủi ro bị khóa tài khoản và gián đoạn chiến dịch marketing.

Tăng uy tín thương hiệu
Quảng cáo Facebook tuân thủ chính sách không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mà còn tăng cường uy tín thương hiệu. Khi người dùng thấy rằng doanh nghiệp của bạn tuân thủ các quy định và cung cấp thông tin chính xác, họ sẽ có xu hướng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Tối ưu chi phí quảng cáo
Việc tránh các lỗi vi phạm sẽ giúp chiến dịch chạy Facebook Ads của thưởng hiệu diễn ra suôn sẻ hơn, từ đó tối ưu hóa chi phí quảng cáo và đạt được hiệu quả cao hơn.
Các từ ngữ bị cấm khi chạy quảng cáo Facebook cho ngành y tế
Khi chạy Facebook Ads trong lĩnh vực y học/ thẩm mỹ, có rất nhiều từ ngữ mà bạn cần tránh sử dụng. Những từ này thường liên quan đến việc mô tả cụ thể về bệnh tật, dược phẩm hoặc kết quả điều trị, mà Facebook không thể kiểm chứng một cách chính xác. Dưới đây là danh sách những từ bị cấm mà bạn nên lưu ý:
1. Từ ngữ liên quan đến chuyên khoa và khám chữa bệnh
- Bệnh tật: Các từ như “viêm xoang,” “viêm gan,” “ung thư,” “tim mạch,” “huyết áp,” “tiểu đường” đều bị Facebook cấm trong các quảng cáo vì chúng liên quan đến các bệnh nghiêm trọng, có thể tạo ra sự lo lắng hoặc hiểu nhầm cho người xem.
- Bộ phận cơ thể: Các từ mô tả trực tiếp bộ phận cơ thể như “gan,” “tim,” “phổi,” “xương khớp” cũng không được phép sử dụng trong quảng cáo, đặc biệt là khi chúng liên quan đến bệnh lý hoặc điều trị.
- Thuốc và dược phẩm: Các từ như “thuốc kê đơn,” “thuốc tây,” “thuốc đông y,” “thực phẩm chức năng” thường bị cấm vì Facebook không thể xác minh tính chính xác và an toàn của các sản phẩm này.

2. Các thành phần dược liệu và hoá học
Ngoài các từ liên quan đến bệnh tật, Facebook cũng cấm sử dụng các thành phần hóa học hoặc dược liệu trong quảng cáo, đặc biệt là khi không có sự chứng nhận từ các cơ quan có thẩm quyền. Một số từ ngữ cần tránh bao gồm:
Vitamin, omega, axit, chất xơ, collagen,… Các thành phần này liên quan đến dược phẩm hoặc thực phẩm chức năng, và nếu không có chứng nhận hợp pháp, chúng rất dễ bị từ chối.
Hình ảnh bị cấm khi quảng cáo sản phẩm sức khoẻ
Không chỉ từ ngữ, hình ảnh sử dụng trong chạy Facebook Ads cho ngành y tế cũng cần tuân thủ những quy định nghiêm ngặt. Các hình ảnh quá rõ nét, phóng đại hoặc tập trung vào bộ phận cơ thể người thường bị cấm, vì chúng có thể gây phản cảm hoặc khó chịu cho người xem.
1. Hình ảnh phóng đại tình trạng cơ thể
Facebook cấm sử dụng các hình ảnh phóng đại các bộ phận cơ thể, đặc biệt là những phần liên quan đến tình trạng sức khỏe tiêu cực.
Ví dụ:
- Hình ảnh phóng to của vết thương, da sần sùi, hoặc các bộ phận bị bệnh.
- Hình ảnh Before-After: Đây là một trong những dạng quảng cáo phổ biến nhưng dễ bị từ chối trong ngành y tế. Facebook cho rằng các hình ảnh so sánh trước và sau không chỉ dễ gây hiểu nhầm về kết quả, mà còn tạo ra cảm giác tiêu cực cho người xem về cơ thể của chính họ.

2. Hình ảnh tập trung vào bộ phận cơ thể
Các hình ảnh tập trung vào một phần cụ thể của cơ thể, chẳng hạn như hình ảnh cận cảnh của mắt, răng, hoặc da bị mụn, cũng bị cấm vì chúng có thể gây khó chịu cho người xem. Facebook khuyến khích các nhà quảng cáo sử dụng hình ảnh chung về sản phẩm hoặc dịch vụ thay vì tập trung quá mức vào cơ thể người.
📌 TÌM HIỂU THÊM: Những lưu ý quan trọng khi chạy quảng cáo cho ngành thẩm mỹ, làm đẹp
Các lỗi phổ biến khi chạy Facebook Ads lĩnh vực y tế
Lỗi tham chiếu đặc điểm cá nhân
Một lỗi phổ biến khi chạy Facebook Ads trong ngành y tế là tham chiếu trực tiếp đến người xem hoặc mô tả chi tiết về tình trạng của họ. Các câu như “Bạn đang gặp vấn đề về tim mạch?” hoặc “Bạn bị đau khớp?” sẽ bị từ chối ngay lập tức vì chúng ám chỉ người dùng đang gặp phải vấn đề sức khỏe cụ thể.
Lỗi Trước Và Sau (Before-After)
Như đã đề cập, việc sử dụng hình ảnh hoặc video Before-After trong các quảng cáo liên quan đến sức khỏe và y tế thường bị từ chối. Facebook cho rằng việc so sánh kết quả trước và sau không chỉ gây hiểu nhầm về hiệu quả sản phẩm mà còn tạo ra áp lực cho người xem về việc cải thiện ngoại hình hoặc sức khỏe.
Lỗi cam kết về kết quả
Quảng cáo cam kết về kết quả như “100% khỏi bệnh sau 7 ngày” hoặc “Đảm bảo hết mụn chỉ sau 1 lần sử dụng” cũng là một trong những lỗi phổ biến. Facebook không cho phép các nhà quảng cáo đưa ra những tuyên bố quá chắc chắn về hiệu quả của sản phẩm hoặc dịch vụ, vì điều này có thể gây ra kỳ vọng sai lầm cho người dùng.

Chạy Facebook Ads trong ngành y tế đòi hỏi sự cẩn thận và hiểu biết sâu sắc về các quy định của nền tảng. Hiểu rõ những từ ngữ và hình ảnh bị cấm sẽ giúp bạn tránh vi phạm và tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch quảng cáo.
Đừng quên theo dõi fanpage 1988s Media and Technology để cập nhật những kiến thức mới nhất về Facebook marketing và các chiến lược quảng cáo hiệu quả!